Chào mừng đến với website Trung tâm Dịch vụ việc làm Tiền Giang

Phân tích cung - cầu lao động 6 tháng đầu năm và Dự báo nhu cầu nhân lực 6 tháng cuối năm 2023

Lượt xem bài viết: 709

Trong 6 tháng đầu năm 2023, qua kết quả thu thập, thống kê đối với các đơn vị sử dụng lao động có nhu cầu tuyển dụng, người lao động có nhu cầu tìm việc làm và thống kê tình hình lao động đăng ký nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp qua Trung tâm. Có thể nhận định, phân tích khái quát tình hình cung cầu nhân lực trong tỉnh như sau:

I. Nhu cầu tuyển dụng lao động

1. Nhu cầu tuyển dụng trong tỉnh

Trong 6 tháng đầu năm 2023, có 155 đơn vị tuyển dụng với nhu cầu 11.774 lao động, tương đương so với cùng kỳ năm 2022.

Thị trường lao động trong 6 tháng đầu năm 2023 có sự phục hồi khi xu hướng tuyển dụng, tìm kiếm việc làm đều có những khởi sắc nhất định. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều thách thức khi một số ngành tăng tuyển dụng thì có những nhóm ngành tiếp tục sụt giảm việc làm. Đặc biệt một số ngành thâm dụng lao động như dệt may - da giày, điện - điện tử, ... buộc phải cắt giảm lao động do thiếu đơn hàng.

Về nhu cầu tuyển dụng theo trình độ:

Bảng 1: Nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp theo trình độ

STT

Nhu cầu tuyển dụng

Số lượng

Tỉ lệ %

1

LĐPT

8.373

71,11

2

Sơ cấp/CC đào tạo

2.917

24,78

3

Trung cấp

389

3,30

4

Cao đẳng

70

0,60

5

Đại học

25

0,21

Tổng

11.774

100,00

Trong 6 tháng đầu năm, doanh nghiệp chủ yếu tuyển dụng lao động phổ thông phục vụ sản xuất, chiếm 71,11%, lao động có trình độ sơ cấp/chứng chỉ đào tạo chiếm 28,89%, lao động có trình độ từ trung cấp trở lên chiếm 4,10%. So với các năm trước, có sự thay đổi về cơ cấu nhu cầu tuyển dụng theo trình độ, nhu cầu tuyển dụng lao động có trình độ sơ cấp/chứng chỉ đào tạo tăng khá cao (tăng hơn 20% so với cùng kì năm 2022). Nguyên nhân chủ yếu là khi cắt giảm lao động, doanh nghiệp sẽ thay thế lao động có tay nghề thấp, những lao động có trình độ cao sẽ được ưu tiên giữ lại bởi họ có thể đảm nhiệm cùng lúc nhiều công việc khác nhau.

Tuyển dụng lao động có trình độ từ trung cấp trở lên có xu hướng giảm, chủ yếu các doanh nghiệp tuyển dụng nhân sự các ngành kinh tế, tài chính – kế toán, ngoại ngữ, ...

Về nhu cầu tuyển dụng theo ngành nghề:

Bảng 2: Nhu cầu tuyển dụng của Doanh nghiệp trong tỉnh 6 tháng đầu năm 2023 tại một số nhóm ngành nghề chính

TT

Ngành nghề

Trình độ

Tổng

Tỉ lệ

LĐPT

 SC

TC

ĐH

1

Quản lý - kinh tế - kinh doanh

 

 

63

37

12

112

0,95

2

Tài chính-Ngân hàng-Kế toán-Kiểm toán

 

 

43

8

3

54

0,46

3

Xây dựng - kiến trúc

 

10

1

9

5

25

0,21

4

Công nghệ thông tin - Viễn thông

 

 

33

4

 

37

0,31

5

Điện - điện tử - điện CN - điện lạnh

 

 

65

4

1

70

0,59

6

CKCT - hàn - tiện - cắt gọt KL, BTMM

 

83

39

 

1

123

1,04

7

Công nghệ ô tô, xe máy

 

5

 

 

 

5

0,04

8

Ngoại ngữ - biên phiên dịch - VP

 

3

48

1

 

52

0,44

9

Sư phạm giáo dục - thư viện

 

 

5

 

 

5

0,04

10

Môi trường - công nghệ sinh học

 

 

6

1

2

9

0,08

11

Giao thông - vận tải-thủy lợi

 

 

 

2

 

2

0,02

12

Nông nghiệp - thú y

2

 

6

 

 

8

0,07

13

Hóa - Công nghệ thực phẩm

3

 

20

3

1

27

0,23

14

May mặc - thiết kế thời trang

4.446

2.087

 

 

 

6.533

55,49

15

Dệt-thêu-giày da-túi xách-BB

2.000

705

2

 

 

2.707

22,99

16

Tiếp thị - bán hàng - Tư vấn - Bảo hiểm

86

 

56

1

 

143

1,21

17

Chế biến nông - thuỷ sản

1.410

 

 

 

 

1.410

11,98

18

Bảo vệ

11

 

 

 

 

11

0,09

19

Tài xế

 

22

 

 

 

22

0,19

20

Phục vụ - Tạp vụ - Giúp việc nhà

36

2

 

 

 

38

0,32

21

Mộc-thủ công mỹ nghệ-nội thất

300

 

 

 

 

300

2,55

22

Lắp ráp điện tử-đóng gói

77

 

 

 

 

77

0,65

23

Ngành nghề khác

2

 

2

 

 

4

0,03

Tổng

8.373

2.917

389

70

25

11.774

100,00

Nhu cầu tuyển dụng lao động phổ thông tập trung chủ yếu vào các ngành may mặc (55,49%), giày da – túi xách (22,99%), chế biến nông thủy sản (11,98%). Mặc dù gặp khó khăn trong tình hình sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp vẫn giữ chân người lao động, duy trì lực lượng lao động làm việc trong đơn vị bằng các hoạt động khác như cho lao động giãn việc, giảm giờ làm,… Bởi sau khủng hoảng qua đi, để phục hồi sản xuất thì việc tuyển dụng lao động cũng là một quá trình khó khăn đối với doanh nghiệp.

So với cùng kỳ năm 2022, nhu cầu tuyển lao động tập trung nhiều ở KCN Long Giang và các công ty trên địa bàn TP. Mỹ Tho, Thị xã Gò Công.

Ở thời điểm hiện tại, Trung tâm tăng cường rà soát, nắm bắt về tình hình nhu cầu tuyển dụng, tình hình cắt giảm sản xuất của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp FDI, các ngành sử dụng nhiều lao động (may mặc, giày da, sản xuất gỗ, ...); đồng thời tăng tần suất tổ chức các phiên giao dịch việc làm, đa dạng hóa các hình thức giao dịch việc làm, nâng cao chất lượng các Hội nghị tư vấn, giới thiệu việc làm tại các địa phương; cung cấp thông tin thị trường lao động tại các phiên giao dịch việc làm, hỗ trợ các doanh nghiệp tuyển dụng được lao động.

2. Nhu cầu tuyển dụng ngoài tỉnh

Theo thống kê, nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp ngoài tỉnh tập trung các tỉnh như: Long An, TP. Hồ Chí Minh, Bến Tre, … với gần 13 doanh nghiệp tuyển dụng 2.184 lao động.

Doanh nghiệp ngoài tỉnh có nhu cầu tuyển dụng lao động qua Trung tâm giảm so với cùng kỳ do tình trạng cắt giảm đơn hàng ở các doanh nghiệp đã diễn ra từ quý IV/2022 và tiếp diễn đến nay. Ngoài ra, đa số người lao động có tâm lý muốn làm việc gần nhà, nên các doanh nghiệp ngoài tỉnh chưa thu hút được nhiều lao động.

II. Nhu cầu tìm việc

Qua thống kê 1.459 lao động có nhu cầu đăng ký tìm việc, tăng 6,72% so với cùng kỳ năm 2022, trong đó số lao động đăng ký trực tiếp chiếm 92,06%, lao động nữ chiếm 60,18%.

Nhu cầu tìm việc của lao động phổ thông chủ yếu ở các nhóm ngành May mặc – thiết kế thời trang (25,36%), giày da – túi xách (25,70%), tiếp thị - bán hàng (7,81%), chế biến nông thủy sản (5,35%), …

Đối với lao động có trình độ, nhu cầu tìm việc chủ yếu là các nhóm ngành Tài chính – kế toán, kinh tế - kinh doanh, điện - điện tử, cơ khí, ...

Theo thống kê, người lao động chủ yếu muốn làm việc trong tỉnh, chiếm khoảng 90%, tập trung nhiều ở khu vực TP. Mỹ Tho và KCN Tân Hương. Phần lớn lao động phổ thông tự tìm công việc trực tiếp tại các doanh nghiệp hoặc thông qua bạn bè, người thân giới thiệu.

Để tăng cường kết nối cung - cầu lao động, Trung tâm ưu tiên các phiên giao dịch việc làm trực tuyến, hỗ trợ người lao động khi tham gia giao dịch việc làm, kịp thời hỗ trợ tư vấn, bồi dưỡng kỹ năng nghề, giới thiệu người lao động tìm kiếm việc làm mới, …

Bảng 3: Nhu cầu tìm việc theo trình độ của lao động 6 tháng đầu năm 2023 tại một số nhóm ngành nghề chính

TT

Ngành nghề

Trình độ

Tổng

Tỉ lệ

LĐPT

 SC

 TC

 CĐ

 ĐH

1

Quản lý - kinh tế - kinh doanh

 

 

 

 9

30

39

2,67

2

Tài chính-Ngân hàng-Kế toán-Kiểm toán

 

 

 19

 16

 57

92

6,31

3

Xây dựng - kiến trúc

16

 

 

3

5

24

1,64

4

Pháp lý - Luật

 

 

1

 

10

11

0,75

5

Công nghệ thông tin - Viễn thông

 

1

 

9

9

19

1,30

6

Điện - điện tử - điện CN - điện lạnh

 

7

9

14

 8

38

2,60

7

CKCT - hàn - tiện - cắt gọt KL, BTMM

12

7

3

5

7

34

2,33

8

Công nghệ ô tô, xe máy

 

 

 

1

2

3

0,21

9

Ngoại ngữ - biên phiên dịch - VP

 

 

 

1

 4

5

0,34

10

Sư phạm giáo dục - thư viện

 

 

 

1

3

4

0,27

11

Y tế - chăm sóc sức khoẻ - dược

 

 

6

 1

2

9

0,62

12

Môi trường - công nghệ sinh học

 

 

 

 

5

5

0,34

13

Nông nghiệp - thú y

13

 

2

3

6

24

1,64

14

Hóa - Công nghệ thực phẩm

 

 

 

1

6

7

0,48

15

Nhà hàng-khách sạn-du lịch

 

 

1

2

1

4

0,27

16

May mặc - thiết kế thời trang

 366

 

1

 

3

370

25,36

17

Dệt-thêu-giày da-túi xách-BB

371

 

1

1

2

375

25,70

18

Tiếp thị - bán hàng - Tư vấn - Bảo hiểm

114

 

 

 

 

114

7,81

19

Chế biến nông - thuỷ sản

78

 

 

 

 

78

5,35

20

Bảo vệ

14

 

 

 

 

14

0,96

21

Tài xế

 

46

 

 

 

46

3,15

22

Phục vụ - Tạp vụ - Giúp việc nhà

 39

 

 

 

 

39

2,67

23

Mộc-thủ công mỹ nghệ-nội thất

10

 

 

 

1

11

0,75

24

Lắp ráp điện tử-đóng gói

20

 

 

 

 

20

1,37

25

Ngành nghề khác

73

 

 

 

1

74

5,07

Tổng

 1.126

61

43

 67

 162

 1.459

100,00

III. Tình hình lao động nghỉ việc, đăng ký hưởng trợ cấp thất nghiệp:

- Số lao động đăng ký hưởng trợ cấp thất nghiệp là 12.230 lao động, độ tuổi từ 35 đến 45 tuổi, trong đó lao động nữ chiếm khoảng 62%. Trên 46% là công nhân trực tiếp sản xuất tại các doanh nghiệp có quy mô lớn thuộc các ngành dệt may, da giày, sản xuất linh kiện và sản phẩm điện tử… tại các khu – cụm công nghiệp, trong đó một số doanh nghiệp lớn tại KCN Tân Hương như: Công ty Freeview, Công ty Simone, Công ty Dụ Đức, … Ngoài ra, còn có một lượng lớn lao động làm việc ở TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Long An, … trở về địa phương khi doanh nghiệp gặp khó khăn phải cắt giảm lao động.

- Trong số lao động hưởng trợ cấp thất nghiệp, trên 80% là lao động phổ thông, 4,85% có trình độ đại học trở lên, cao đẳng 2,70%, trung cấp 1,86% và sơ cấp 0,22%.

Bảng 4: Tổng hợp lao động đăng ký thất nghiệp 6 tháng đầu năm 2023

STT

NƠI LÀM VIỆC

Số lượng

Tỉ lệ %

1

KCN Mỹ Tho

           267

2,18

2

KCN Tân Hương

        3.018

24,68

3

KCN Long Giang

        1.113

9,10

4

CCN Tân Mỹ Chánh

           165

1,35

5

CCN Trung An

           587

4,80

6

CCN Song Thuận

           194

1,59

7

CCN Gia Thuận

           456

3,73

8

Các doanh nghiệp khác

        3.281

26,83

9

Đơn vị sự nghiệp

           219

1,79

10

Tỉnh khác chuyển về

        2.930

23,96

TỔNG

     12.230

100,00

IV. Dự báo nhu cầu nhân lực 6 tháng cuối năm 2023:

1. Nhận định tình hình cung – cầu nhân lực trong thời gian qua

 Thị trường lao động của tỉnh vẫn có hiện tượng mất cân đối cung - cầu lao động và có sự phát triển không đồng đều giữa các loại hình lao động khác nhau.

- Cụ thể, đối với lao động phổ thông, tình trạng nguồn cung lao động phổ thông không đủ cung cấp cho nhu cầu của doanh nghiệp các ngành thâm dụng lao động đã diễn ra trong thời gian dài. Nguyên nhân một phần do người lao động đi học tập, làm việc ngoài tỉnh để đạt được mức thu nhập cao hơn. Ngoài ra, do các chính sách tiền lương, phúc lợi cũng như các quy định, yêu cầu về giờ giấc làm việc của các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp trong khu – cụm công nghiệp của tỉnh chưa thu hút được người lao động, người lao động vẫn có xu hướng lựa chọn làm việc ở khu vực phi chính thức.

- Mặt khác, chất lượng của nguồn lao động hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp về mặt thể chất, kỹ năng nghề. Hầu hết các doanh nghiệp phải đào tạo lại sau khi tuyển dụng mà trong tình hình khó khăn hiện nay, không phải doanh nghiệp nào cũng có điều kiện đào tạo lại.

- Tình trạng này cũng xảy ra đối với lao động có trình độ, đặc biệt là học sinh, sinh viên mới tốt nghiệp chưa đáp ứng được các yêu cầu về kinh nghiệm, kỹ năng làm việc, tác phong công việc,... mà các doanh nghiệp ngày càng chú trọng đến chất lượng, kỹ năng của người lao động. Nên để ứng phó với những biến động của thị trường lao động, người lao động cần nâng cao tay nghề, trao dồi các kỹ năng mềm, ý thức kỷ luật, … đáp ứng yêu cầu công việc.

- Mất cân đối cung cầu còn thể hiện ở tình trạng người lao động làm việc không phù hợp với ngành nghề được đào tạo, không phù hợp giữa cấp bậc chuyên môn kỹ thuật và ngành nghề đào tạo với nhu cầu của thị trường.

- Theo đó, cung và cầu lao động có trình độ không gặp nhau chủ yếu do các ngành nghề doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng thì không có ứng viên đáp ứng được yêu cầu về trình độ chuyên môn. Mặt khác, lao động tốt nghiệp từ các cơ sở đào tạo trên địa bàn không tìm được công việc đúng với chuyên môn được đào tạo; dẫn đến lao động có trình độ từ trung cấp, cao đẳng trở lên phải chấp nhận làm trái ngành hoặc làm công nhân tại các khu – cụm công nghiệp.

- Ngoài ra, một số trường hợp lao động được phân công làm các công việc đòi hỏi trình độ chuyên môn kỹ thuật, kỹ năng cao hơn so với bằng cấp, tuy nhiên không nhận được mức lương xứng đáng do doanh nghiệp luôn tìm mọi cách để thuê lao động với chi phí thấp nhất.

2. Dự báo nhu cầu nhân lực trong 6 tháng cuối năm 2023

- Dự báo thị trường lao động những tháng tiếp theo của năm 2023 cũng sẽ chịu nhiều rủi ro và thách thức, các doanh nghiệp tiếp tục bị cắt giảm đơn hàng, nhất là các ngành dệt may, giày da – bao bì,…, dẫn đến tình trạng người lao động tiếp tục bị mất việc và giảm giờ làm, giảm thu nhập.

- Nhu cầu sử dụng lao động sẽ có xu hướng phân hóa theo từng ngành sản xuất kinh doanh tùy theo diễn biến của kinh tế trong nước và quốc tế. Dự kiến nhu cầu tuyển dụng lao động trên địa bàn tỉnh tập trung chủ yếu là tuyển dụng nhân viên kinh doanh - bán hàng, công nhân lắp ráp linh kiện điện tử, công nhân may,…

- Dự báo trong 06 tháng cuối năm, nhu cầu về nhân lực cần khoảng 5.000 lao động, chủ yếu là lao động phổ thông, lao động có tay nghề, tập trung nhiều ở một số doanh nghiệp chế biến, may mặc các khu vực Cai Lậy, Gò Công, TP. Mỹ Tho.

- Nhu cầu tuyển dụng có trình độ tập trung vào các nhóm ngành nghề như kế toán, phiên dịch, tiếp thị - bán hàng, điện, cơ khí, sửa chữa thiết bị may công nghiệp,…

3. Nguồn cung nhân lực trong 6 tháng cuối năm 2023

- Cuối quý 3 là thời điểm học sinh – sinh viên tốt nghiệp ra trường, dự kiến khoảng 3.500 - 4.000 sinh viên có trình độ cao đẳng, đại học tốt nghiệp từ các cơ sở đào tạo trong tỉnh. Lượng sinh viên tốt nghiệp từ các trường đại học, cao đẳng chính quy chưa tìm được việc làm ngày càng nhiều, tình trạng sinh viên sau khi tốt nghiệp đảm nhận các công việc không cần bằng cấp vẫn còn tiếp diễn.

 - Cùng với nguồn cung nhân lực qua đào tạo trong tỉnh còn một lượng lớn nguồn nhân lực đào tạo từ các tỉnh khác về tỉnh tìm việc làm. Chính vì vậy, thị trường lao động khó có thể đáp ứng nhu cầu tìm việc đúng với chuyên môn của số lượng lớn học sinh – sinh viên tốt nghiệp ra trường và tham gia hàng loạt vào thị trường lao động.

- Dự báo trong thời gian tới số lượng lao động đăng ký hưởng trợ cấp thất nghiệp có xu hướng tăng. Người lao động thất nghiệp, lao động phổ thông là nguồn lực lớn, trực tiếp sản xuất tại các đơn vị doanh nghiệp; tuy nhiên, phần lớn người lao động tự tìm kiếm việc làm hoặc qua giới thiệu của người thân, bạn bè, lượng lao động tìm việc qua hệ thống trung tâm dịch vụ việc làm còn hạn chế.

Trên đây là báo cáo phân tích cung - cầu lao động 6 tháng đầu năm và dự báo nhu cầu nhân lực 6 tháng cuối năm 2023 của Trung tâm Dịch vụ việc làm./.

Điện thoại hỗ trợ
Giới thiệu việc làm, Làm việc ở nước ngoài: 02733.874.694 - 0916.414.950 (Hotline); Bảo hiểm thất nghiệp: 02733.977.785 - 02733.856.874.
phongtuvan123@gmail.com





  • TRUNG TÂM DỊCH VỤ VIỆC LÀM TỈNH TIỀN GIANG
  • Địa chỉ: Số 30, Đinh Bộ Lĩnh, Phường 2, TP. Mỹ Tho, Tiền Giang
  • Số điện thoại: Giới thiệu việc làm, Làm việc ở nước ngoài: 02733.874.694 - 0916.414.950 (Hotline); Bảo hiểm thất nghiệp: 02733.977.785 - 02733.856.874.
  • Địa chỉ Email: phongtuvan123@gmail.com
  • Tổng cộng lượt truy cập: 1456427
  • Đang online: 33