I. GIỚI THIỆU
Hiện tại Trung tâm Dịch vụ việc làm Tiền Giang có tổng cộng 2 cơ sở và 2 chi nhánh.
+ Cơ sở I: Văn phòng chính của Trung tâm
Địa chỉ: Số 30 Đinh Bộ Lĩnh, Phường 2, TP Mỹ Tho, Tiền Giang
(Cách cầu Quay 100 mét đi về hướng Gò Công)
Điện thoại: 0273.3874694 Fax: 0273.3881459
Email: phongtuvan123@gmail.com
+ Cơ sở II:
Số 4 Phạm Hùng, Xã Trung An, Tp Mỹ Tho, Tiền Giang
(Cách cổng Khu công nghiệp Mỹ Tho 100 mét)
Điện thoại :
- Đào tạo nghề: 02733.855452
- Bảo hiểm thất nghiệp: 02733.977785
+ Các chi nhánh
Chi nhánh Dịch vụ việc làm Gò Công
31A đường Võ Duy Linh, Khu phố 1, Phường 5, TP Gò Công, Tiền Giang
Điện thoại: 0273.3514848
Chi nhánh Dịch vụ việc làm Cai Lậy
Số 276 đường 30/4, Phường 5, TX. Cai Lậy, Tiền Giang
(Kế bên Chi cục thuế Cai Lậy)
Điện thoại: 0273.3710676
II.VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG:
Trung tâm Dịch vụ việc làm Tiền Giang là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Nội vụ tỉnh Tiền Giang
Trung tâm có tư cách pháp nhân, có con dấu, được mở tài khoản tại Ngân hàng, Kho bạc nhà nước.
Trung tâm tổ chức và hoạt động theo quy định tại Nghị định số 23/2021/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ về việc quy định chi tiết khoản 3 Điều 37 và Điều 39 của Luật Việc làm về Trung tâm Dịch vụ việc làm, doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm.
III.NHIỆM VỤ:
1. Hoạt động tư vấn, gồm:
a) Tư vấn, định hướng về nghề nghiệp, khung trình độ kỹ năng nghề quốc gia cho người lao động lựa chọn ngành nghề, phương án đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện phù hợp với khả năng và nguyện vọng;
b) Tư vấn việc làm cho người lao động để lựa chọn vị trí việc làm phù hợp với khả năng và nguyện vọng; tư vấn về kỹ năng tham gia dự tuyển; về tự tạo việc làm, tìm việc làm trong nước và ngoài nước;
c) Tư vấn cho người sử dụng lao động về tuyển, sử dụng và quản lý lao động; về quản trị và phát triển việc làm, phát triển nguồn nhân lực;
d) Tư vấn về chính sách lao động, việc làm cho người lao động, người sử dụng lao động.
2. Giới thiệu việc làm cho người lao động.
3. Cung ứng và tuyển lao động theo yêu cầu của người sử dụng lao động, gồm:
a) Tuyển lao động thông qua thi tuyển để lựa chọn những người đủ điều kiện, đáp ứng yêu cầu của người sử dụng lao động;
b) Cung ứng lao động theo yêu cầu của người sử dụng lao động;
c) Giới thiệu lao động cho doanh nghiệp được cấp phép đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, tổ chức cá nhân đầu tư ra nước ngoài hoặc đơn vị sự nghiệp công lập thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ được giao nhiệm vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng theo quy định của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
4. Thu thập và cung cấp thông tin thị trường lao động.
5. Phân tích và dự báo thị trường lao động, gồm:
a) Khảo sát, điều tra, thu thập thông tin về thị trường lao động nhằm xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu về thị trường lao động của tỉnh;
b) Thống kê, phân tích, dự báo nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp theo trình độ và ngành nghề, đồng thời dự báo nguồn nhân lực qua đào tạo gắn với giải quyết việc làm;
c) Tổ chức khai thác thông tin về lao động, việc làm và đào tạo nghề;
d) Làm đầu mối tiếp nhận và chia sẻ thông tin thị trường lao động theo yêu cầu của các cơ quan, tổ chức và cá nhân, phục vụ xây dựng kế hoạch, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội theo quy định của pháp luật;
đ) Tổ chức tiếp nhận, sử dụng thông báo biến động lao động hàng tháng của các đơn vị sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm thất nghiệp;
e) Tổ chức vận hành hoạt động sàn giao dịch việc làm.
6. Thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật Việc làm, gồm:
a) Xem xét, thẩm định, xác minh và thực hiện các thủ tục giải quyết chế độ bảo hiểm thất nghiệp theo quy định;
b) Lưu trữ, bảo quản hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật;
c) Theo dõi, cập nhật và quản lý cơ sở dữ liệu về văn bản pháp luật lao động, nghề nghiệp, việc làm và bảo hiểm thất nghiệp;
d) Kiểm tra, theo dõi, cập nhật các thông tin của người lao động liên quan đến việc hưởng các chế độ bảo hiểm thất nghiệp;
đ) Tổ chức thông tin tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật lao động, việc làm, bảo hiểm thất nghiệp.
7. Đào tạo kỹ năng tham gia phỏng vấn, tìm kiếm việc làm và các kỹ năng làm việc khác; giáo dục nghề nghiệp theo quy định của pháp luật, gồm:
a) Tổ chức đào tạo nghề tập huấn nâng cao năng lực tìm kiếm việc làm cho người lao động theo năng lực của Trung tâm.
b) Tổ chức liên kết đào tạo, giáo dục định hướng cho người lao động đăng ký làm việc ở nước ngoài.
8. Thực hiện các chương trình, dự án về việc làm.
9. Thực hiện tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động và cung cấp thông tin thị trường lao động miễn phí.
10. Bảo đảm chất lượng dịch vụ sự nghiệp công về việc làm theo các tiêu chí, tiêu chuẩn do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định.
11. Tổ chức thực hiện các hoạt động giao dịch việc làm, xây dựng dữ liệu người tìm việc, việc làm trống để kết nối cung cầu lao động.
12. Thực hiện đúng quy định của pháp luật về tổ chức và hoạt động của Trung tâm dịch vụ việc làm.
13. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ về tình hình hoạt động dịch vụ việc làm (báo cáo 06 tháng gửi trước ngày 20 tháng 6; báo cáo hàng năm gửi trước ngày 20 tháng 12) gửi Sở Nội vụ.
IV. CƠ CẤU TỔ CHỨC:
1. Lãnh đạo trung tâm, gồm Giám đốc và 02 Phó Giám đốc
2. Các phòng chuyên môn thuộc Trung tâm:
a) Phòng Hành chính - Thị trường lao động;
b) Phòng Tư vấn - Giới thiệu việc làm;
c) Phòng nghiệp vụ Bảo hiểm thất nghiệp.
3. Số lượng lãnh đạo các phòng chuyên môn; công tác sử dụng, quản lý, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện các chế độ chính sách đối với lãnh đạo phòng chuyên môn và người làm việc của Trung tâm thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành và phân cấp của Ủy ban nhân dân tỉnh.
ĐỊA CHỈ GOOGLE MAPS